BLUESEA
0907 69 69 46

Cloud Computing là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết khi muốn sử dụng Cloud Computing

Cloud Computing là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết khi muốn sử dụng Cloud Computing

11/27/2024 2:30:04 PM

cloud-computing-la-gi

Cloud Computing là gì?

Cloud Computing là việc cung cấp các dịch vụ điện toán qua Internet, bao gồm máy chủ, lưu trữ, phần mềm,... Người dùng có thể truy cập tài nguyên phù hợp với nhu cầu mà không cần quản lý trực tiếp. Ví dụ, bạn có thể lưu trữ tài liệu trên các nền tảng như Google Drive hay OneDrive và truy cập mọi lúc, mọi nơi chỉ cần kết nối Internet.

Ai có thể sử dụng Cloud Computing

Các cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô và ngành nghề đều có thể sử dụng Cloud Computing cho nhiều trường hợp, nhu cầu khác nhau như sao lưu và phục hồi dữ liệu (data backup), máy chủ ảo (virtual server), phát triển và thử nghiệm phần mềm (software development and testing), phân tích dữ liệu lớn (Big Data) hay các ứng dụng web (web applications),…   

Ví dụ cụ thể về việc sử dụng Cloud Computing vào từng ngành, lĩnh vực:  

- Ngành thương mại điện tử: Sử dụng Cloud Computing để xây dựng kênh bán hàng trực tuyến nhanh chóng với khả năng mở rộng hệ thống linh hoạt, giúp quản lý kho và hệ thống đơn hàng, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến an toàn bảo mật, mang lại trải nghiệm mua hàng thuận tiện và tăng khả năng tiếp cận đến các khách hàng trên toàn cầu.

- Ngành giáo dục: Cloud Computing giúp phá bỏ giới hạn về thời gian và vị trí địa lý, tạo ra môi trường học trực tuyến linh hoạt giữa giáo viên và học sinh, giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu cho các tổ chức giáo dục. 

- Ngành y tế - sức khỏe: Sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu y tế của bệnh nhân. Từ đó phát triển các phương pháp điều trị được tùy chỉnh và cá nhân hóa dựa trên thông tin y tế cụ thể đối với từng bệnh nhân. 

- Ngành tài chính: Dùng Cloud Computing để triển khai hệ thống phân tích dữ liệu và thuật toán thông minh để phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận theo thời gian thực, giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tăng cường an ninh tài chính. 

- Ngành công nghệ truyền thông: Ứng dụng Cloud để lưu trữ và phân phối nội dung số khổng lồ trên internet, cho phép người dùng trên toàn thế giới truy cập và tận hưởng nội dung một cách mượt mà và nhanh chóng.  

Lợi ích của Cloud Computing

loi-ich-cloud-computing

Chi phí

Tiết kiệm chi phí chính là lợi ích đầu tiên mà Cloud Computing mang lại cho người dùng. Thay vì phải bỏ chi phí đầu tư cả một hệ thống máy chủ để lưu trữ dữ liệu, chịu các chi phi vận hành hay bảo dưỡng hàng năm thì bạn chỉ cần phải dành một khoản tiền nhỏ để duy trì chúng. Bạn sẽ tập trung hơn vào công việc cuả mình thay vì phải lo lắng đến những việc như bảo dưỡng hay vận hành hệ thống. 

Tính mở rộng

Lợi ích thứ hai của điện toán đám mây đó là khả năng mở rộng linh hoạt về quy mô của nó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được phân phối đúng lượng tài nguyên cần thiết với nhu cầu sử dụng của mình. Bạn có thể bổ sung tài nguyên bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu và tại đúng vị trí địa lý mà bạn mong muốn.

Hiệu năng

Lợi ích thứ ba là vấn đề hiệu năng. Các dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất chạy trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới. Và đương nhiên chúng được nâng cấp thường xuyên để tăng hiệu quả và mức độ bảo mật. So với mô hình trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ như một công ty thì điều này mang lại những lợi ích tích cực hơn như giảm độ trễ mạng và tăng tính kinh tế khi áp dụng theo quy mô lớn hơn.

Bảo mật

Lợi ích thứ tư là tính bảo mật. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp một loạt các chính sách, công nghệ và kiểm soát nhằm củng cố tính bảo mật của bạn. Qua đó nó giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của bạn khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn hay các cuộc tấn công mạng vẫn thường xuyên xảy ra.

Tốc độ

Lợi ích thứ năm là tốc độ. Hầu hết các dịch vụ Cloud Computing hiện nay đều được cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Nghĩa là bạn cần bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Thậm chí ngay cả một lượng lớn tài nguyên máy tính cũng có thể được cung cấp chỉ trong vài phút. Như vậy bạn sẽ không cần phải quá áp lực trong việc lên kế hoạch tính toán công suất cho phù hợp nữa. Thay vào đó bạn có thể sử dụng bình thường, khi cần có thể bổ sung ngay tức thì chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Năng suất

Lợi ích thứ sáu là vấn đề về năng suất. Đối với Cloud Computing, bạn sẽ không phải dành chi phí cũng như cắt cử nhân viên cho các tác vụ quản lý, bảo dưỡng và duy trì hệ thống công nghệ thông tin. Như vậy bạn có thể tập trung đội ngũ cho những việc chuyên môn phục vụ cho kinh doanh của mình nhiều hơn. 

Độ tin cậy

Lợi ích cuối cùng là tính tin cậy của hệ thống. Các đơn vị trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ về Cloud, Máy chủ,… luôn có các biện pháp giúp người dùng sao lưu và bảo vệ dữ liệu. Thậm chí họ còn có các trung tâm DC/DR giúp khôi phục dữ liệu khi bị tấn công mạng và duy trì hoạt động liên tục của hệ thống. Đây là những thứ mà trong phạm vi nhỏ như một công ty đơn lẻ sẽ khó có thể đáp ứng được.

Cơ chế hoạt động của Cloud Computing

Cloud Computing hoạt động theo một cơ chế khác biệt so với các dịch vụ phần cứng truyền thống. Người dùng được quyền truy cập vào hệ thống máy chủ từ xa, cho phép theo dõi và chỉnh sửa dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. 

Nhà cung cấp dịch vụ đám mây chịu trách nhiệm quản lý phần cứng và đảm bảo kết nối mạng ổn định, trong khi người dùng chỉ cần sử dụng thông qua nền tảng web.

co-che-hoat-dong-cloud-computing

Cách thức hoạt động cụ thể của Cloud Computing bao gồm:

- Cơ sở hạ tầng đám mây: Các nhà cung cấp uy tín như FPT Cloud, AWS, và GCP đầu tư vào các trung tâm dữ liệu lớn, trang bị hàng nghìn máy chủ và hệ thống mạng hiện đại.

- Ảo hóa: Công nghệ ảo hóa chia nhỏ tài nguyên máy tính thành các đơn vị ảo, giúp nhiều máy chủ ảo hoạt động trên cùng một máy chủ vật lý, nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Cấu hình linh hoạt: Người dùng có thể dễ dàng đăng ký và tùy chỉnh các dịch vụ như máy chủ ảo, lưu trữ, và cơ sở dữ liệu qua giao diện quản lý trực quan.

- Truy cập mọi lúc, mọi nơi: Chỉ cần thiết bị kết nối internet, người dùng có thể truy cập dữ liệu và ứng dụng từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.

- Thanh toán theo nhu cầu: Mô hình tính phí dựa trên lượng tài nguyên thực tế sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí.

- Quản lý chuyên nghiệp: Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và bảo trì hệ thống, đảm bảo tính an toàn và ổn định cho người dùng.

- Mở rộng linh hoạt: Tài nguyên dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp.

Các nhà cung cấp này có thể bán quyền truy cập vào hệ thống đám mây và lưu trữ dữ liệu, đồng thời cung cấp cho người dùng một hệ sinh thái cho phép đồng bộ hóa giữa các thiết bị và ứng dụng (ví dụ: khi tải một bài hát trên laptop, nó sẽ tự động đồng bộ hóa với các thiết bị khác).

Các loại hình Cloud Computing

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có mỗi yêu cầu khác nhau, do đó việc chọn một mô hình triển khai hay kiến trúc phù hợp là vô cùng quan trọng. Dựa trên nhu cầu đó, các nhà phát triển Cloud Computing đã đưa ra một loạt các mô hình và loại dịch vụ khác nhau. Mỗi mô hình và loại dịch vụ này có các đặc điểm và ưu điểm riêng, nhằm phục vụ mục đích và yêu cầu khác nhau của từng khách hàng. Cụ thể ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu 03 loại hình cloud computing, gồm có:    

Public Cloud  

public-cloud

- Public Cloud (còn được gọi là đám mây công cộng) được sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ Cloud. Họ cung cấp tài nguyên điện toán như máy chủ, bộ nhớ thông qua internet cho nhiều khách hàng. 

- Điều này giúp giảm thiểu chi phí và tăng tính hiệu quả. Với mô hình cloud computing này, tất cả các phần mềm, phần cứng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ đều do nhà cung cấp sở hữu và quản lý. Người dùng có thể truy cập dịch vụ và quản lý tài khoản của mình qua các trình duyệt web. 

Private Cloud 

private-cloud

- Private Cloud (còn gọi là đám mây riêng) được sử dụng riêng cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó. Lúc này tài nguyên của hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp được được ảo hóa và chỉ dành riêng cho một doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng cụ thể. Nhờ đó, nó đảm bảo an ninh cao hơn so với public cloud và mô hình này cung cấp cho khách hàng quyền kiểm soát hoàn toàn về tài nguyên và dữ liệu. 

- Do đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng private cloud để lưu trữ thông tin nhạy cảm và quan trọng theo quy định bảo mật an toàn dữ liệu của doanh nghiệp, thường là các doanh nghiệp ngân hàng, tổ chức có các dữ liệu đặc biệt.

Hybrid Cloud 

hybrid-cloud

- Hybrid Cloud (còn gọi là đám mây lai) được kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Chúng được ràng buộc với nhau bởi công nghệ để đảm bảo tối đa sự riêng tư và tối ưu chi phí. 

- Các doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ Cloud computing là Public Cloud cho các công việc không nhạy cảm và sử dụng Private Cloud cho việc lưu trữ và xử lý thông tin quan trọng.

Chính bởi sự kết hợp này mà doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn, giúp tối ưu hóa cơ sở hạ tầng hiện tại. 

Cách triển khai Cloud Computing

Dưới đây là 5 bước triển khai Cloud Compute hiệu quả mà người dùng cần biết: 

Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể

Trước khi triển khai dữ liệu đám mây, việc xác định mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp là rất quan trọng. Quý khách cần làm rõ mục tiêu cụ thể và yêu cầu riêng của mình. 
Hãy đặt câu hỏi như “Tại sao chúng tôi cần dữ liệu đám mây?” hoặc “Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là gì?” để phân tích kỹ lưỡng. Một số mục tiêu phổ biến có thể bao gồm:

- Lưu trữ dữ liệu: Tăng cường khả năng lưu trữ và đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

- Cloud server: Triển khai ứng dụng và dịch vụ trực tuyến để tối ưu hóa hiệu năng.

- Giải pháp dữ liệu đám mây: Cung cấp môi trường linh hoạt để truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu.

Dựa trên những mục tiêu này, doanh nghiệp có thể chọn dịch vụ và giải pháp đám mây phù hợp, từ đó tối ưu hóa hiệu suất làm việc và đáp ứng nhu cầu.

Bước 2: Lựa chọn dịch vụ Cloud Compute phù hợp

Trên thị trường hiện có nhiều dịch vụ và nhà cung cấp công nghệ đám mây, và việc chọn dịch vụ phù hợp cần một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi đánh giá các tùy chọn, hãy cân nhắc các yếu tố quan trọng như quy mô dự án, ngân sách, và yêu cầu kỹ thuật. 

Bước 3: Xây dựng chiến lược 

Sau khi chọn dịch vụ, hãy xây dựng chiến lược triển khai dữ liệu đám mây chi tiết. Đảm bảo dữ liệu được sao lưu định kỳ và an toàn, sẵn sàng truy cập từ bất kỳ đâu.

Tiếp theo, xác định nguồn dữ liệu và phương thức sao lưu phù hợp. Đảm bảo sao lưu tự động và định kỳ theo lịch trình, sử dụng giải pháp sao lưu đám mây đáng tin cậy để bảo vệ dữ liệu.

Cũng cần đảm bảo khả năng truy cập từ xa an toàn và cấp quyền truy cập thích hợp cho người dùng. Cuối cùng, thường xuyên kiểm tra và cập nhật chiến lược để đảm bảo phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và tối ưu hóa an toàn dữ liệu.

Bước 4: Chuyển dữ liệu vào đám mây

Việc di chuyển dữ liệu từ hệ thống truyền thống sang môi trường đám mây yêu cầu một quy trình tỉ mỉ. 

- Đầu tiên, cần đối chiếu dữ liệu để đảm bảo tính khớp nhau giữa dữ liệu trên hệ thống truyền thống và dữ liệu trên đám mây. 

- Sau đó, tiến hành đóng gói và di chuyển dữ liệu, đảm bảo tính nhất quán và an toàn trong suốt quá trình chuyển đổi.

- Theo dõi quá trình di chuyển sẽ giúp đảm bảo không xảy ra mất mát dữ liệu và giảm thiểu rủi ro bảo mật trong quá trình triển khai dữ liệu đám mây.

Bước 5: Quản lý và bảo mật thông tin

Để đảm bảo an toàn cho thông tin, cần áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố và theo dõi hoạt động đáng ngờ. Quản lý quyền truy cập cũng phải chặt chẽ, chỉ cho phép những người cần thiết truy cập thông tin.

Tổng kết lại, Cloud Computing đã và đang chứng tỏ mình là một công nghệ cực kỳ quan trọng và tiềm năng trong việc thúc đẩy sự phát triển và đổi mới công nghiệp. Với khả năng tạo ra môi trường linh hoạt, mở rộng và tiết kiệm chi phí, Cloud Computing sẽ tiếp tục giúp doanh nghiệp và tổ chức tận dụng tối đa công nghệ số và thúc đẩy sự phát triển trong tương lai. Liên hệ Bluesea ngay tại đây để được tư vấn chi tiết!
—---------------------------------------------
Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh
Website: https://thuedauso.vn/
Hotline: 0907.69.69.46
Email: yenht@bluesea.vn
Trụ sở chính: 91 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
CN HCM: 205B Hoàng Hoa Thám, P.6, Bình Thạnh, TP.HCM

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ, VUI LÒNG ĐĂNG KÍ NGAY

Tai day du thong tin du an

+